Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến và dự kiến sẽ là nền tảng chính cho công nghệ toàn cầu trong tương lai. Hiện tại, AI đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ y tế đến sản xuất và đặc biệt là trong giáo dục. E-learning, với tiềm năng to lớn, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhờ sự tích hợp của AI, tạo ra những trải nghiệm học tập chưa từng có cho người dùng. Sự kết hợp giữa AI và E-learning không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn mở ra nhiều cơ hội mới, từ học tập cá nhân hóa đến phân tích dữ liệu học tập, giúp cải thiện kết quả học tập và đáp ứng nhu cầu của người học trong một thế giới số hóa. Vậy, sự hội tụ này đang mang đến những cơ hội gì cho lĩnh vực giáo dục hiện nay?

  1. Công nghệ AI là gì? 

Công nghệ AI 

Công nghệ AI (Artificial Intelligence), hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo, là công nghệ mô phỏng quá trình tư duy và học tập của con người trong máy móc, đặc biệt là trong hệ thống máy vi tính. Được giới thiệu lần đầu bởi nhà khoa học máy tính John McCarthy vào những năm 1950, nhưng sự bùng nổ của công nghệ AI chỉ thực sự diễn ra trong những năm gần đây.

Đặc trưng của AI hiện đại là khả năng tự học, cho phép máy tính phân tích dữ liệu mới mà không cần sự can thiệp của con người. Tính ưu việt của ứng dụng này thể hiện ở khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu với độ chính xác cao. Dự đoán năm 2030 AI sẽ góp gần 16.000 tỉ USD cho kinh tế thế giới. Theo phân tích của chuyên gia Whit Andrews (Gartner), đến năm 2026, 5% lao động sẽ sử dụng trợ lý AI để xử lý các công việc được giao. 

  1. Thực tế AI tại Việt Nam 

Thực tế AI tại Việt Nam

Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển AI chung của thế giới. Tuy nhiên những sản phẩm AI đình đám của thế giới như ChatGPT, Bard… cũng tồn tại những vấn đề lớn như tính chính xác của đầu ra, tính bảo mật và mức độ cập nhật dữ liệu, tính phụ thuộc khi sử dụng. Do đó, theo ông Hưng, trợ lý AI của người Việt nên phát triển theo hướng chuyên sâu cho một ngành, một lĩnh vực hay một nghiệp vụ cụ thể.

Trong khi đó TS Đào Đức Minh, CEO của của VinBigdata nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần làm chủ AI tạo sinh. Ông chỉ rõ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều đang thúc đẩy ứng dụng AI tạo sinh. Theo thống kê, AI tạo sinh sẽ đóng góp cho kinh tế thế giới 2,6 đến 4,4 nghìn tỉ USD/năm, đặc biệt có nhiều đóng góp trong ngành công nghệ cao, ngân hàng, bán lẻ…

Theo ông Minh, AI tạo sinh sẽ mang đến lợi ích đa ngành từ kinh doanh, vân hành, y tế, ôtô thông minh, đô thị thông minh… Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những trở ngại về tính chính xác, an toàn dữ liệu, chi phí triển khai…

Trước những thách thức đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có các giải pháp để sử dụng AI hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Chẳng hạn, VinBigdata phát triển trợ lý ảo VIVI, có khả năng tăng tính tự nhiên trong giao tiếp, truy xuất thông tin chính xác, đặc trưng của người Việt.

  1. Công nghệ AI được ứng dụng vào E–learning như thế nào? 

Ứng dụng AI trong E-learning

Có thể khẳng định rằng sự ra đời của công nghệ AI đã nâng cao mọi hoạt động trực tuyến lên một tầm cao mới. Trong lĩnh vực giáo dục, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng, bởi họ định hướng và dẫn dắt học sinh trên con đường học tập. Hiện nay, với sự hỗ trợ của E-learning, công nghệ AI không chỉ giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập mà còn đảm nhận vai trò của một “giáo viên ảo” hoàn hảo, hướng dẫn người học trong các khóa học. Ứng dụng AI trong E-learning cho phép tối ưu hóa quá trình học tập, cung cấp phản hồi ngay lập tức, và tạo ra nội dung học tập linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của từng người học.

a. Các ứng dụng của công nghệ AI trong E-learning 

    • Trợ lý học tập thông minh

    AI được sử dụng để hướng dẫn người học thông qua các quy trình học tập, tận dụng kho dữ liệu lớn để cung cấp sự hỗ trợ chính xác. AI có thể phân tích các sai lầm trong quá trình học, từ đó giúp người học nhanh chóng điều chỉnh và cải thiện hiệu suất học tập.

    • Tối ưu hóa lộ trình học cá nhân hóa

    Với khả năng phân tích dữ liệu vượt trội, AI thu thập thông tin về đặc điểm, điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh, từ đó tạo ra lộ trình học tập cá nhân hóa. Thay vì phải học mọi kiến thức như trước đây, giờ đây người học chỉ cần tập trung vào những nội dung cần thiết cho bản thân.

    • Nâng cao tính tương tác trong học tập

    Nhiều sinh viên cho rằng học trực tuyến khiến họ mất tập trung và giảm khả năng tương tác, dẫn đến cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của chatbot—sản phẩm từ công nghệ AI—vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng. Người học có thể giao tiếp trực tiếp với ứng dụng, và các thắc mắc của họ sẽ được giải đáp nhanh chóng, tạo cảm giác như đang tham gia một lớp học thực sự, từ đó gia tăng sự hứng thú và tập trung.

    Sự tích hợp hoàn hảo của AI vào E–learning đã tạo ra bước ngoặt lớn, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả của lĩnh vực giáo dục, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho người học trong môi trường học trực tuyến.

    Để lại một bình luận