Năm 2024 sắp khép lại. Tuy đại dịch COVID-19 đã xảy ra từ lâu, nhưng những ảnh hưởng từ các biện pháp hạn chế đi lại, giao thương giữa các nước được áp dụng và triển khai trong thời gian đó đã có những tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là làm cho suy thoái kinh tế. Sự suy thoái kinh tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, các doanh nghiệp và làn sóng lay-off để tối ưu chi phí vận hành doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn. Chính vì vậy mà sự phát triển của ngành L&D cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi điều này.
Tuy nhiên, trong thời kỳ COVID-19, ít nhiều chúng ta cũng bắt đầu làm quen một số khái niệm mới, được rất nhiều người đón nhận mà trước đây hầu như chưa ai biết tới, đó là làm việc và học trực tuyến. Những sự thay đổi này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành L&D và trong tương lai sẽ xuất hiện thêm nhiều xu hướng mới. Những thay đổi nào được dự đoán sẽ có mặt trong ngành L&D năm 2025? Hãy cùng Cyber Uni tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Nhu cầu cải thiện và nâng cao kỹ năng
Trong bối cảnh các doanh nghiệp hiện tại vẫn đang thực hiện việc cắt giảm nhân sự để tối ưu ngân sách và chi phí vận hành, hoặc một số công việc không cần nhân sự làm việc trực tiếp mà có thể nhờ máy móc làm thay hoặc chuyển sang làm việc trực tuyến thì trang bị bộ các kĩ năng mềm và kĩ năng nghề nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Khi tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bắt đầu áp dụng những cách tiếp cận mới, đưa vào những phương thức giảng dạy mới trong đào tạo để thích ứng với những thay đổi này, trong đó nổi bật hơn cả đó là phương thức đào tạo trực tuyến. Vì thế, việc bổ sung thêm các kỹ năng trên là yêu cầu thiết yếu cần phải thực hiện. Sang năm 2025, nhu cầu này vẫn sẽ duy trì và thậm chí còn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi công nghệ ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, nhân sự cần phải biết và bổ sung nhiều kỹ năng hơn để đáp ứng được những sự thay đổi trong yêu cầu công việc cũng như những tác động của công nghệ lên các lĩnh vực hay đời sống xã hội. Ngành L&D phải tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhân viên trong bối cảnh mới.
2. Đẩy mạnh Gamification
Gamification đã là một ngôi sao sáng trong ngành L&D một thời gian rất dài. Hiện tại ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn thu hút nhân viên của mình tham gia các buổi đào tạo nội bộ khi làm việc từ xa, do vậy bài toán cần đặt ra là làm sao phải thu hút được nhân viên, cho nhân viên thấy được sự thú vị ở các bài học trong chương trình đào tạo do mình thiết kế và kích thích hứng thú để họ thực sự mong muốn tham gia. Do vậy Gamification là yếu tố được rất nhiều doanh nghiệp nghĩ tới khi thiết kế bài giảng và yếu tố này trong ngành L&D vẫn được tin tưởng rằng sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển.
3. Mobile first – Xu hướng chuyển dịch đào tạo sang các thiết bị di động
Hiện tại, việc học đã có sự thay đổi rất nhiều khi con người không còn cần phải đến trực tiếp các lớp học mới có thể tham gia các khoá đào tạo nữa mà giờ đây chỉ cần có các thiết bị điện tử có thể kết nối Internet là đã có thể tham gia các chương trình đào tạo. Đặc biệt, điện thoại di động đang là phương tiện được rất nhiều người lựa chọn làm phương thức trao đổi học tập trực tuyến hàng đầu. Những buổi hội thảo hay tổ chức các lớp đào tạo kéo dài hàng tiếng đồng hồ giờ đây đã trôi vào dĩ vãng. Thay vào đó, việc học tập giờ đây đã bắt đầu được chuyển đổi sang các hình thức dễ tiếp cận hơn, điển hình là học trên điện thoại di động.
Việc cung cấp nội dung học tập trên thiết bị di động cũng cho phép doanh nghiệp đưa việc đào tạo vào một phần thói quen hàng ngày của nhân sự. Vì vậy ngành L&D cũng có thể đưa ra các phương án đào tạo thay thế cho học viên nếu cần thiết.
4. Xu hướng tăng cường MicroLearning – Bài giảng ngày càng được chia nhỏ
Theo khảo sát, trung bình một nhân viên có thể dành khoảng 5 phút để phát triển chuyên môn mỗi ngày. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi MicroLearning trở thành một công cụ học tập phổ biến và thậm chí là thiết yếu trong hoạt động hàng ngày.
MicroLearning sẽ cung cấp cho người học bộ tài liệu học tập dưới dạng các phần nội dung nhỏ, thường mất dưới 10 phút để hoàn thành. Người học có thể học bất kỳ thời gian nào và bất cứ nơi đâu mà điều kiện cho phép, như trong khi đi làm, xếp hàng tại quán cà phê hoặc chờ cuộc họp tiếp theo bắt đầu. Như vậy, mỗi người đều sẽ hoàn thành khóa đào tạo theo tốc độ của bản thân. Điều này đã được chứng minh là tăng khả năng lưu giữ thông tin lên tới 20%, đây thực sự là chìa khóa để tối đa hóa thời gian và hiệu quả đào tạo trong ngành L&D. MicroLearning là một trong những xu hướng trong ngành L&D đã xuất hiện trong nhiều năm và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
5. Ưu tiên học tập cá nhân hóa
Với từng người học, việc này sẽ giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên. Khi thực hiện phương pháp học tập cá nhân hoá, các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp sẽ không bị lãng phí khi đã có những mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng đối tượng. Giờ đây, người học chỉ cần hoàn thành toàn bộ nội dung đào tạo có ích đối với bản thân họ. Ngoài ra, mỗi người cũng sẽ được khuyến khích hoàn thành lộ trình học theo tốc độ riêng của mình.
Nếu khóa học có thể được cá nhân hóa theo nhu cầu của từng học viên trong khi vẫn phản ánh thương hiệu, sứ mệnh cũng như truyền tải được các giá trị của doanh nghiệp thì đó là một khóa học thành công. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian và công sức đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp.
Việc cá nhân hóa trải nghiệm học tập là một trong những xu hướng trong ngành L&D được nhắc đến nhiều nhất trong những năm qua. Cá nhân hóa học học tập đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin mới đến đúng vùng não bộ của người học, thích ứng với nhu cầu học tập của họ chứ không phải bắt họ đi theo một quá trình định sẵn.Việc tùy chỉnh nội dung đào tạo nhằm đảm bảo phù hợp sức cho người học. Vì vậy, cá nhân hóa trải nghiệm học tập sẽ là trọng tâm chính của những người làm L&D lấy ROI làm trung tâm những năm tới.
6. Real time feedback – Nhu cầu thúc đẩy phản hồi thời gian thực
Môi trường làm việc từ xa cũng đã thay đổi phần nào mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý. Thay vì trước đây quản lý có thể giám sát và quản lý, chỉ đạo trực tiếp nhân viên một cách thường xuyên thì giờ đây họ không thể làm được như vậy nữa. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng nhanh những sự thay đổi chóng mặt đó để có những công cụ mới và cách tiếp cận mới để quản lý và điều hành.Việc thúc đẩy phản hồi theo thời gian thực có thể hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, đặc biệt khi không chỉ trong đại dịch COVID vừa qua mà còn có thể trong những việc phát sinh trong tương lai, giúp họ cảm thấy được kết nối và gắn bó hơn. Và chắc chắn, những người lao động gắn bó sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
7. Chú trọng đến an ninh mạng
Sự phát triển của công nghệ cũng kéo theo rất nhiều hệ quả mà chúng ta có thể gặp phải, mà trong đó nổi bật là các vụ tấn công mạng. Vì vậy, nhân viên cần phải được đào tạo để có kiến thức về an ninh mạng và cách bảo vệ dữ liệu của mình tại nhà. Và các nhóm L&D đóng vai trò quan trọng trong việc này.Trong nhiều năm, việc đào tạo những nội dung liên quan đến quy định, bảo mật đã bị coi là nhàm chán và không có gì thú vị. Vì vậy, thách thức mới cho những người làm L&D là làm sao để nhân viên hứng thú với việc đào tạo hơn. May mắn thay, các giải pháp học trực tuyến có thể là một cách hiệu quả để làm điều đó.. Và đó là lý do tại sao cải thiện an ninh mạng là một trong những xu hướng L&D quan trọng trong không chỉ trong năm 2025 mà cả những năm tiếp theo.
Một vài xu hướng trong ngành L&D kể trên đã trở nên phổ biến và được đưa ra thảo luận trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy được rằng bối cảnh ngành L&D đang thay đổi rất mạnh mẽ. Việc bắt sóng các xu hướng này sẽ giúp những người học và người làm đào tạo xây dựng được một môi trường làm việc hạnh phúc hơn, qua đó làm việc hiệu quả hơn.