Công nghệ thông tin trong những năm qua đang phát triển rất mạnh mẽ, tác động và làm thay đổi mọi khía cạnh cuộc sống xã hội con người. Trong bối cảnh, ngành giáo dục cũng không đứng ngoài cuộc chơi và đang trải qua quá trình chuyển đổi số quan trọng. Theo thống kê của Pace, có 63 cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước thì hiện tại đã có 710 phòng giáo dục đào tạo triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn chung về đào tạo gáo dục. Ngoài ra, 82% số trường phổ thông trên cả nước đang áp dụng công nghệ vào giáo dục, mà rõ nét nhất là tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Việc áp dụng việc chuyển đổi số vào trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy không nhỏ vào hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu đào tạo trực tuyến. Từ đó chúng ta sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới mà trong đó người dạy và người học sẽ được trao quyền nhiều hơn vào việc sử dụng công nghệ.

Để đảm bảo tất cả các trường học đều luôn tiến về phía trước và đáp ứng được tối đa cũng như tốt nhất cho những nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và những người muốn trau dồi kiến thức thì đâu sẽ là mô hình hợp lý và hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo? Để trả lời được cho câu hỏi này, hôm nay hãy cùng Cyber Uni tìm hiểu 4 cấp độ chuyển đổi số trường học mà một nhà quản lý giáo dục cần nắm vững qua bài viết tham khảo ”Mô hình chuyển đổi số trường học của TS. Nguyễn Hùng Chính Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” các bạn nhé

1. Thế nào là chuyển đổi số trường học?

Có 4 giai đoạn phát triển để tạo nên một quá trình chuyển đổi số sang hình thức đào tạo trực tuyến trong trường học tương ứng với 4 cấp độ theo thứ tự tăng dần.

  • Mức độ đầu tiên là mức độ thấp nhất trong quá trình, mục đích nhằm phản ánh biểu hiện phổ biển trong thực tiễn hiện nay: số lượng lớn các trường học hiện tại đang ở mức xuất phát này hoặc đang ở vị trí tiệm cận.
  • Mức độ sau bao hàm và phủ rộng hơn về hàm nghĩa so mức độ trước, điều này được thể hiện rõ rệt bước tiến so với mức độ trước và có thể đo được: là sự phát triển cả về chất lượng đào tạo trực tuyến so với mức độ trước. 
  • Mức độ cuối cùng là mức độ cao nhất đánh dấu sự chuyển đổi số thành công và toàn diện của nhà trường: mọi hoạt động đều có dữ liệu số hoá tương thích.

2. Có mấy mức độ trong chuyển đổi số trường học.

a. Mức 1. Chuyển đổi số tự phát

Một số giáo viên trong trường có thể tự chủ động thực hiện sự thay đổi này và có sản phẩm dạy học trực tuyến. Những thầy cô giáy này đã tự tổ chức thành thạo một số nội dung/hoạt động/ kỹ năng học qua mạng hiệu quả; biết phối hợp nhiều công cụ công nghệ thông tin để xây dựng ra bài giảng và triển khai việc dạy học trực tuyến trong trường, tương tác với học sinh, phụ huynh.

Thông thường ở mức độ này, các cán bộ quản lý nhà trường cần phải nhận thấy rõ được những giáo viên đó là những nhân tố hết sức quan trọng, cần có ngay các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ thầy cô giáo để phát triển và nhân rộng mô hình đào tạo trực tuyến này ra nhiều người được biết. Kế hoạch chuyển đối số đó của nhà trường cần được xây dựng trên cơ sở là các hoạt động xoay quanh các nhân tố này.

b. Mức 2. Chuyển đổi số cơ bản

Ở mức này thì nhà trường đã lên và lập sẵn kế hoạch năm học từ trước đó, có kế hoạch rõ ràng phân công chi tiết việc triển khai dạy học trực tuyến cũng như đào tạo qua mạng, giao chỉ tiêu cho tổ bộ môn, các giáo viên xây dựng bài giảng/đề thi trực tuyến một số nội dung kiến thức quan trọng của một số môn học trong chương trình; thực hiện dạy học qua mạng đan xen với dạy học trên lớp trong suốt năm nhằm phong phú khoá học; tổ chức các kỳ thi định kỳ trên máy tính ít nhất 01 lần/năm đối với mỗi môn học có nội dung dạy trực tuyến.

Bên cạnh đó, nhà trường/các cơ sở giáo dục cũng nên có một kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng/ đào tạo nội bộ tại công việc, kết hợp mời một số chuyên gia trong ngành tới tập huấn để nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên có năng lực có thể thực hiện dạy học trực tuyến qua mạng; hình thành nên kho bài giảng/đề thi đồ sộ dưới dạng danh sách liên kết được bố trí thành một phân trang/ hay module trên website của trường.

Khi tới mức độ này thì đã chuyển sang mức độ chủ động vào cuộc, mạnh mẽ của đội ngũ CBNV quản lý nhà trường. Năng lực tổng thể của đội ngũ giáo viên trong mức độ này sẽ được nâng lên với nhiều nhân tố tồn tại ở tất cả môn học/hoạt động giáo dục. Kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn này thường tập trung ở sự hoàn thiện sản phẩm hiện có, tăng cường cơ sở hạ tầng và tiếp tục nhân rộng trong đội ngũ.

c. Mức 3. Chuyển đổi số toàn phần

Ở mức này, nhà trường đã có sẵn kế hoạch năm học được lên từ trước sẽ phân công chi tiết việc triển khai dạy học qua mạng tới từng giảng viên, CBNV nhà trường. Và toàn bộ đội ngũ giáo viên trong trường có năng lực xây dựng bài giảng/đề thi trực tuyến ở một số nội dung của tất cả các môn học trong chương trình sẽ được huy động vào việc nghiên cứu và có thể trực tiếp tham gia một số hoạt động công việc trong vận hành 1 lớp học. Việc thực hiện dạy học qua mạng thông thường sẽ đan xen với dạy học trên lớp trong suốt năm; tổ chức kiểm tra thường xuyên trên máy tính và thiết bị di động.

Hơn nữa, các trường học, cơ sở giáo dục cần phải có kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nội bộ để nâng cao năng lực giáo viên trong việc thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet; cách vận hành và sử dụng kho bài giảng/đề thi kết nối hữu cơ với website của trường, chứa đầy đủ tất cả nội dung bài giảng trực tuyến và có học liệu bổ sung.

Ở mức độ này sẽ khẳng định được năng lực, chất lượng toàn diện của đội ngũ, CBNV quản lý nhà trường; sự đầy đủ và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng; phản ánh điều kiện và nắm được mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường. Kế hoạch chuyển đổi số của trường trong giai đoạn này thường tập trung vào sự duy trì và nâng cao chất lượng thành quả hiện tại mà trường/cơ sở giáo dục đó đạt được, đồng thời từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, năng lực giáo viên và trình độ quản lí.

d. Mức 4. Trường học thông minh

Khi đã ở mức này thì chắc chắn với tất cả các bạn một điều là mọi giáo viên sẽ đều thành thạo kỹ năng công nghệ, có năng lực ứng dụng sáng tạo vào công việc giảng dạy, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hiện đại đều được sử dụng trong đào tạo hàng ngày; kho bài giảng và tư liệu dạy học ở mức này đạt 100% (trừ những nội dung không thể số hoá); mọi dữ liệu/kết quả dạy học và hoạt động quản lí trong đào tạo thực tiễn của nhà trường đều được điện tử hoá một cách khoa học.

Ngoài ra, hệ thống đào tạo trực tuyến ở mức độ này còn có khả năng tích hợp, kết nối nhiều chiều và đa điểm. Đây là mức đánh dấu sự hoàn thiện về mọi mặt, từ chất lượng đội ngũ giảng viên, đội ngũ sáng tạo đến cơ sở hạ tầng hiện đại. 

Để xây dựng một trường học thông minh, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp, nhà trường hay cơ sở giáo dục cần phải làm, đó làm tìm một đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện trong hành trình chuyển đổi số giáo dục. Giải pháp của Cyber Uni hiện tại đang được nhiều trường học, cơ sở giáo dục trên toàn quốc tin dùng như: Viện Công nghệ giáo dục Asean, trường Đại học Đà Lạt, FSEL… không chỉ để giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả học tập, mà các giải pháp do Cyber Uni tư vấn và triển khai còn giúp quá trình quản trị và đào tạo ở các trường học, cơ sở giáo dục trở nên dễ dàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chuyển đổi số trường học và 4 cấp độ chuyển đổi số mà các nhà quản lý giáo dục nên biết. Nếu cần tư vấn thêm các giải pháp Công nghệ toàn diện, đừng ngại ngần mà hãy nhấc máy lên, gọi cho Cyber Uni qua HOTLINE : 086.259.5658 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận