Với những doanh nghiệp hay các trường học đang triển khai các chương trình đào tạo trực tuyến thì một trong những khó khăn đầu tiên mà họ thường gặp phải đó là số hóa bài giảng E-Learning như thế nào. Họ thường không hiểu rõ quy trình số hóa, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để bài giảng của mình khi sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất. Trong bài viết sau đây, Cyber Uni sẽ giúp các tổ chức giải quyết những vấn đề trên bằng cách đưa ra một quy trình số hóa bài giảng đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ áp dụng cho mọi doanh nghiệp.

1. Đầu tiên chúng ta cần hiểu “Số hoá bài giảng E-Learning” là gì?

Là việc chuyển đổi tài liệu, bài giảng từ phương thức truyền thống offline (tài liệu giấy) thành dạng online (bài giảng điện tử), cho phép người học có quyền truy cập và sử dụng chúng thông qua các thiết bị kỹ thuật số và Internet.

Mục đích của công việc này đó là để lưu trữ và phục vụ cho việc đào tạo theo hình thức E-Learning. Đây là hình thức học có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như tăng tính linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức.

2. Các bước để số hoá bài giảng

a. Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo và phạm vi nội dung

Bước đầu tiên để triển khai số hoá bài giảng E-Learning hiệu quả trong đào tạo trực tuyến đó là tổ chức/doanh nghiệp/nhà trường cần “Xác định được mục tiêu đào tạo và phạm vi nội dung”, bằng cách trả lời được câu hỏi: bài giảng E-learning được xây dựng để thực hiện mục tiêu gì? Kết quả đào tạo như thế nào?”. Sau khi trả lời được các câu hỏi này, doanh nghiệp/nhà trường/tổ chức sẽ hình dung ra được và qua đó mới xác định được phạm vi nội dung cần tập trung đào tạo, giúp học viên hiểu rõ những nội dung sẽ học và mục tiêu học tập cần đạt trong chương trình đào tạo.

b. Bước 2: Lên kế hoạch xây dựng nội dung

Sau khi đã xác định được mục tiêu đào tạo và phạm vi nội dung, doanh nghiệp/tổ chức/nhà trường chuyển sang bước thứ 2, đó là “Lên kế hoạch xây dựng nội dung bài giảng”, bao gồm Xác định nội dung, chủ đề, cấu trúc, trình tự của bài giảng. Điều này sẽ đảm bảo bài giảng được sắp xếp theo một cách hệ thống, có trình tự logic, từ đó giúp người học dễ theo dõi, dễ tiếp thu kiến thức, dễ xâu chuỗi được thông tin, kiến thức xuyên suốt trong cả bài giảng.

Ngoài ra, trong kế hoạch đó, nhà trường/tổ chức/doanh nghiệp cũng nên đưa ra cả việc lựa chọn phương thức trình bày nội dung bài giảng. Trường học/ doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp nhiều phương thức trình bày bài giảng để tạo ra sự đa dạng, gây hứng thú học tập cho người học. Có nhiều hình thức mà nhà trường/doanh nghiệp/tổ chức có thể tham khảo như: slides bài giảng, gamification, infographic, textbook, video, bài kiểm tra trực tuyến,…

c. Bước 3: Lựa chọn nền tảng và công cụ phù hợp để số hoá bài giảng E-Learning.

Các doanh nghiệp/ tổ chức/trường học có thể sử dụng hệ thống học tập trực tuyến LMS có sẵn từ các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ, hoặc tự bản thân xây dựng một hệ thống chuyên biệt để đăng tải bài giảng E-Learning. Nhưng có một điều mà các doanh nghiệp/tổ chức/trường học cần chú ý, đó là hệ thống nên được thiết kế một giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và hệ thống đó có thể tương thích trên nhiều hệ điều hành khác nhau với nhiều thiết bị di động khác nhau.

Hiện tại có rất nhiều công cụ mà chúng ta có thể sử dụng trong quá trình số hóa bài giảng E-Learning, bên cạnh một số công cụ cơ bản như máy scan, camera, máy thu âm,… Một số công cụ nổi bật mà nhiều người hay dùng có thể kể tới:

  • Soạn thảo nội dung văn bản, slides: microsoft word, powerpoint,…
  • Biên tập video bài giảng: Adobe Premiere, Capcut,…
  • Chỉnh sửa hình ảnh: Canva, AI, Photoshop,…
  • Tạo bài kiểm tra, câu hỏi tương tác: Quiz, Google form, Kahoot,…

d. Bước 4: Thiết kế bài giảng E-learning

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng về mặt nội dung, công cụ, doanh nghiệp/tổ chức/ nhà trường có thể tự triển khai ghi hình, xây dựng và biên tập lại nội dung bài giảng. Lưu ý trong quá trình xây dựng, doanh nghiệp/tổ chức/nhà trường cần phải tuân thủ yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra theo kế hoạch đã lên ban đầu.

Doanh nghiệp cũng nên tiến hành thử nghiệm và kiểm tra bài giảng trên hệ thống để tìm ra những vấn đề phát sinh, những sai sót (nếu có) về mặt nội dung và hình thức, các lỗi kỹ thuật có thể gặp phải… để kịp thời sửa chữa, từ đó cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả học tập.

3. CYBER UNI – Công ty Công nghệ hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và số hoá bài giảng E-learning trong ngành giáo dục.

Là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện về công nghệ cho lĩnh vực giáo dục, Cyber Uni rất vinh dự và tự hào khi trở thành đối tác, người bạn đồng hành đáng tin cậy trên chặng đường phục vụ mọi nhu cầu đào tạo cho các tổ chức từ trường học, doanh nghiệp đến các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Tập hợp và quy tụ rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục, Cyber Uni hiện tại đang triển khai rất nhiều dự án học trực tuyến, xây dựng hệ thống học tập E-learning và số hóa học liệu cho nhiều trường Đại học, doanh nghiệp hay các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp giáo dục lớn trên cả nước.

Hệ thống học trực tuyến trong các dự án do Cyber Uni triển khai với các đối tác hiện nay đều đề cao tính tương tác với người dùng, cùng đó là nhiều dịch vụ hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học tập. Một số điểm nổi bật khi nhắc tới hệ thống học trực tuyến do Cyber Uni triển khai đó là:

  • Giao diện học tập Dashboard thân thiện với người dùng, với các Function (chức năng) được thiết kế rõ ràng, khoa học, dễ nhìn, giúp học viên dễ dàng tương tác, theo dõi bài học mà không bỏ sót bất kỳ kiến thức quan trọng nào.
  • Có tính năng Hỏi đáp trong khoá học, giúp học viên có thể hỏi đáp bất kỳ mọi thắc mắc hay vấn đề đang gặp phải với giảng viên chuyên môn, các chuyên gia doanh nghiệp, đội ngũ cố vấn học tập….
  • Có tính năng Live class (lớp học trực tiếp) giúp học viên được học cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như ôn tập hiệu quả trước các bài thi, kiểm tra, đánh giá quan trọng.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng mà Cyber Uni muốn chia sẻ tới các bạn về các cấp độ tương tác thường thấy trong một bài giảng E-Learning. Là một đội ngũ trẻ, năng động và đã có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dự án giáo dục học trực tuyến, Cyber Uni cam kết chắc chắn sẽ mang lại những giải pháp công nghệ giáo dục tốt nhất dành cho các quý đối tác là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp giáo dục, nhà trường, thầy cô giáo… để mọi người trên đất nước Việt Nam chúng ta được tiếp cận và trải nghiệm với những phương pháp giáo dục tiên tiến và hiện đại nhất.

Để lại một bình luận