Đó chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều học viên, thầy cô giáo cũng như nhà trường khi nghe giới thiệu về hệ thống học trực tuyến và bài giảng E-learning. Trong thời kỳ công nghệ hiện đang rất bùng nổ như hiện nay thì phương pháp học tập E-learning càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Lý do bởi tính đa dạng khi có nhiều hình thức tương tác trong buổi học, chi phí học rất rẻ, học linh hoạt, vì thế hình thức học trực tuyến này sẽ dần thế chân những hình thức học truyền thống.

Trong quá trình học trực tuyến, một bài giảng E-learning thường không chỉ dừng lại ở việc học qua video có giảng viên thuyết trình mà còn nằm ở điều quan trọng nhất đó là khả năng tương tác hai chiều giữa người học với bài giảng trong phương pháp học tập E-learning. Vậy trong quá trình học trực tuyến, một bài giảng E-learning khi tương tác thường có mấy cấp độ và được cấu thành từ những yếu tố nào? Tất cả sẽ được Cyber Uni giải đáp trong bài viết dưới đây

1. Đầu tiên, thế nào là tương tác?

Hiểu một cách đơn giản, tương tác là hoạt động trao đổi, giao tiếp giữa người học với giảng viên. Chúng ta có thể hiểu đó là những hoạt động đơn giản, như drag and drop (kéo và thả), hay nhập văn bản vào để trả lời câu hỏi, hoặc cấp cao hơn đó là các trò chơi hay mô phỏng sử dụng công nghệ thực tế ảo.

2. Phân loại các cấp độ tương tác trong một bài giảng E-learning

Có hai loại tương tác cơ bản trong một bài giảng E-learning bao gồm:

  • Tương tác hành vi (Behavioral interactivity): nghĩa là chỉ những hành động vật lý được con người thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ. Chẳng hạn nhấp vào nút, kéo và thả
  • Tương tác nhận thức (Cognitive interactivity): nghĩa là chỉ sự tương tác tâm lý giữa nội dung bài giảng với người học trong khoá học đó. Ví dụ, có một câu hỏi được đặt ra cho người học trong suốt quá trình, người học đó sẽ phải trả lời lại bằng cách suy nghĩ về câu hỏi đó.

3. Khi học trực tuyến, các cấp độ tương tác trong một bài giảng E-learning gồm mấy loại?

Để xác định được cụ thể giữa các cấp độ tương tác trong khoá học trực tuyến thì thường chúng ta không có một ranh giới. Mỗi một công ty/ tổ chức sẽ có cách phân loại/định nghĩa tương tác ở các cấp độ khác nhau. Nhưng thông thường thì chúng ta sẽ có 4 cấp độ tương tác chính, đó là:

a. Cấp độ 1: Tương tác thụ động

Ở cấp độ này, thông thường các khóa học sẽ được xây dựng theo hướng không có hoặc chỉ có tương tác cơ bản, đó là click nút “Tiếp” để chuyển sang nội dung tiếp theo. Bộ học liệu của những khóa học này thường chỉ có văn bản tĩnh là chủ yếu, tuy có hình ảnh nhưng chỉ ở mức đơn giản.

Về phần bài kiểm tra, các câu hỏi thường xuất hiện dưới dạng trắc nghiệm đơn giản, không có quá nhiều câu hỏi điền câu trả lời vào khung hay ô trống. Ngoài ra, các bài giảng tương tác trong cấp độ này cũng thường áp dụng các nội dung chủ yếu về bài giảng quy trình, luật lệ những kiến thức cơ bản. Đối tượng ở cấp độ 1 này thường tập trung vào các học viên ít (hoặc không thông thạo máy tính) để tạo sự thuận tiện trong quá trình học của họ.

b. Cấp độ 2: Tương tác hạn chế

Khi đã ở cấp độ này thì khóa học sẽ bắt đầu sử dụng nhiều tương tác hơn, như “click để xem nội dung”. Bộ học liệu ở cấp độ này được thể hiện đa dạng dưới nhiều phương thức, từ âm thanh, video cho đến hình ảnh động cơ bản và một số hiệu ứng chuyển động bắt mắt. Ngoài ra hệ thống bài kiểm tra trong cấp độ 2 cũng có thể chứa các tương tác “kéo và thả.

Hệ thống bài giảng trong cấp độ này thường được xây dựng ở mức độ 2. Ở mức độ này, thường học viên sẽ cảm thấy sự thú vị về khoá học mà họ đang tham gia, cũng như đánh giá khoá học này “giàu trải nghiệm hơn”. Nhờ vậy mà khoá học mới có thể lôi kéo được sự chú ý của học viên ở những điểm chạm cần thiết. 

c. Cấp độ 3: Tương tác phức tạp

Khi đã ở cấp độ này thì sự tương tác trong khóa học sẽ trở nên phức tạp hơn, kết hợp nhiều dạng “Click” để có thể xem được nội dung, kéo thả… hay các dạng tương tác khác như đang chơi trò chơi. Bộ học liệu trong bài giảng E-Learning ở cấp độ này thường được xây dựng theo hướng phong phú, sinh động, thể hiện dưới nhiều hình thức như âm thanh, video, hiệu ứng chuyển động chi tiết.

Các bài kiểm tra trong cấp độ này thường có thể gồm nhiều câu hỏi dựa trên các tình huống đưa ra, cho phép học viên có cơ hội khám phá nhiều lựa chọn và mức độ phản hồi. Thường cấp độ này sẽ được lựa chọn để xây dựng nên các bài giảng có nội dung như phát triển kỹ năng phức tạp, phát triển nghiệp vụ, phát triển kỹ năng mềm…. đòi hỏi học viên có tính thực hành rất cao.

Cấp độ 3: Tương tác phức tạp

d. Cấp độ 4: Tương tác nhập vai

Đây là cấp độ tổng hợp tất cả những thành phần có trong các cấp độ 1,2,3 và bổ sung thêm các dạng gamification chuyển động (hoặc mô phỏng thực tế). Các bài học ở cấp độ này sẽ có hình sinh động với hình ảnh 360°, các trò chơi trong bài học, tính tương tác cao. Các khóa học trong cấp độ 4 này thường yêu cầu sự nhập vai của học viên, đồng thời cho phép các học viên khi học trực tuyến các khoá học ở cấp độ này sẽ đưa ra quyết định của mình trên thời gian thực. Ngoài ra,  trong một số trường hợp, việc lựa chọn của học viên là yếu tố quan trọng trong việc quyết định tới nội dung sẽ được trình bày trong bài giảng.

Còn đối với những học viên đang cần rèn giũa kỹ năng để đưa ra quyết định dựa trên thời gian thực tế thì cấp độ 4 này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai hiện đang muốn tìm hiểu hay tham gia khoá học trực tuyến. Trong cấp độ này, học viên sẽ có trải nghiệm như đang tham gia chơi một trò chơi với họ là nhân vật chính. Đây lại cũng là cấp độ mà rất ít đơn vị phát triển học liệu hiện nay dám lựa chọn. Bởi độ phức tạp trong khâu xây dựng nội dung và thời gian sản xuất cũng tương đối hạn chế.

4. CYBER UNI – Công ty Công nghệ hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và số hoá bài giảng E-learning trong ngành giáo dục.

Tập hợp và quy tụ rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục, Cyber Uni hiện tại đang triển khai rất nhiều dự án học trực tuyến, xây dựng hệ thống học tập E-learning và số hóa học liệu các đơn vị sự nghiệp giáo dục lớn trên cả nước. Một số điểm nổi bật khi nhắc tới hệ thống học trực tuyến do Cyber Uni triển khai đó là:

  • Giao diện học tập Dashboard thân thiện với người dùng, với các chức năng được thiết kế rõ ràng, khoa học, dễ nhìn, giúp học viên dễ dàng theo dõi bài học.
  • Có tính năng Hỏi đáp trong khoá học, giúp học viên có thể hỏi đáp bất kỳ mọi thắc mắc hay vấn đề đang gặp phải với giảng viên chuyên môn
  • Có tính năng Live class (lớp học trực tiếp) giúp học viên được học cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như ôn tập hiệu quả

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng mà Cyber Uni muốn chia sẻ tới các bạn, là một đội ngũ trẻ, năng động và đã có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dự án giáo dục học trực tuyến, Cyber Uni cam kết chắc chắn sẽ mang lại những giải pháp công nghệ giáo dục tốt nhất dành cho các quý đối tác.

Để lại một bình luận